Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 27, 2025
Hình ảnh
  Kỳ tích chương sử cuối thuyền nhân Việt Nam: Nút nghẽn cuối cùng trong chương trình ROVR - Bài 14 Việt  Nam chuội lời cam kết  với Hoa Kỳ Ts. Nguyễn Đình Thắng http://machsongmedia.org Do áp lực từ Toà Bạch Ốc, ngày 22 tháng 4, 1996 Bộ Ngoại Giao chính thức thông báo DB Christopher Smith họ chấp nhận đòi hỏi căn bản của điều luật chống CPA: bất chấp kết quả thanh lọc CPA, tất cả thuyền nhân sẽ được phỏng vấn lại bởi viên chức tị nạn của Sở Di Trú Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn tị nạn của Hoa Kỳ. Những tuần sau đó là cuộc thương thảo ráo riết vào chi tiết. Kể cả trong sở làm và chiều về, tôi liên tục trao đổi qua điện thoại với Ls. Dan Wolf và Ông Shep Lowman của LAVAS, Ông Grover Joseph Rees của văn phòng DB Smith, và Ông Eric Schwartz, phụ tá đặc biệt về nhân quyền của TT Clinton. Cuối cùng khung sườn cho chương trình ROVR được mọi bên đồng ý. Bộ Ngoại Giao quyết định mốc điểm để tham gia chương trình là phải hồi hương trong khung thời gian từ 1 tháng 10, 1995 đến 30 tháng 6, ...
Hình ảnh
  Freedom House: Việt Nam kết hợp tấn công báo chí và đàn áp xuyên quốc gia Việt Nam bị xếp vào nhóm "không có tự do" với 20/100 điểm trong năm 2025  (Freedom House) Quốc Vũ    RFA Bắt cóc và kết tội blogger Đường Văn Thái là ví dụ điển hình. Việt Nam vẫn được xếp hạng là quốc gia không có tự do chính trị và dân sự, nơi chính quyền kết hợp tấn công báo chí và đàn áp xuyên quốc gia, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House. Trong phúc trình Tự do toàn cầu 2025 mang tựa đề  “The Uphill Battle to Safeguard Rights”  (tạm dịch: Cuộc chiến gian nan để bảo vệ quyền) công bố ngày 26/2, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở thủ đô Washington (Hoa Kỳ), xếp Việt Nam vào nhóm 67 quốc gia không có tự do . Bắt cóc và kết tội blogger Đường Văn Thái Trong phúc trình, Freedom House đã đưa vụ việc bắt cóc và kết tội blogger Đường Văn Thái như một trường hợp điển hình về đàn áp báo chí và trấn áp xuyên biên giới thực hiện bởi nhà nước ở Việt Nam. Ông Thái, một người đăn...