HOA KỲ ÁP THUẾ QUAN 46%
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
HNNCBCĐ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế quan tương hỗ trong sự kiện "Làm cho nước Mỹ giàu có trở lại", đặc biệt với mức thuế mới 46% đối với Việt Nam.
Mức thuế quan đối với Việt Nam sẽ có hiệu lực vào ngày 9 tháng 4, có thể sớm làm tăng chi phí cho các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất và đồ chơi, tăng giá cho người tiêu dùng ở Mỹ và làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành lựa chọn thay thế phổ biến cho các công ty đang cố gắng tránh căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mức thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các công ty đang có cơ sở sản xuất tại Việt Nam vào thời điểm mà nhiều người tiêu dùng ở Mỹ trở nên có ý thức về giá trị và chọn lọc chi tiêu do lạm phát dai dẳng và lo ngại về nền kinh tế.
Mặc dù hiện tại vẫn chưa rõ công ty nào sẽ tăng giá cho người tiêu thụ, nhưng các doanh nghiệp có thể không muốn gánh chịu chi phí cao hơn vì họ dự báo chi tiêu sẽ ảm đạm trong những tháng tới.
Một số thương hiệu quen thuộc sẽ cảm thấy khó khăn, trong đó gồm có công ty Nike sản xuất khoảng 25% số giày dép của mình tại Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng. Cổ phiếu Nike giảm hơn 6% trong phiên giao dịch mở rộng vào thứ Tư (giờ Mỹ).
Tập đoàn Deckers Outdoor Corporation thiết kế, tiếp thị và phân phối giày dép, quần áo và phụ kiện được phát triển cho cả mục đích sử dụng hàng ngày và các hoạt động hiệu suất cao. Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai về cung cấp cho công ty mẹ của Ugg và Hoka là Deckers Brands. Cổ phiếu Deckers giảm gần 9% trong phiên giao dịch mở rộng.
VF Corporation, bao gồm các thương hiệu giày dép, quần áo và phụ kiện bao gồm The North Face, Timberland, Vans và Jansport, với 17% nhà cung cấp của công ty này ở Việt Nam. Cổ phiếu của VF Corporation đã giảm hơn 8% trong phiên giao dịch mở rộng.
Ngành công nghiệp đồ nội thất cũng đã tăng cường sự phụ thuộc vào Việt Nam với khoảng 26,5% lượng đồ nội thất nhập khẩu của Hoa Kỳ đến từ Việt Nam trong năm 2023. Cổ phiếu của Wayfair giảm khoảng 12% trong phiên giao dịch mở rộng.
Các nhà sản xuất đồ chơi cũng đã dựa vào Việt Nam để sản xuất nhiều hàng hóa hơn được nhập khẩu và bán cho trẻ em và người lớn trên khắp Hoa Kỳ. Hasbro, SpinMaster, Mattel và Crayola là một trong những công ty hợp tác với GFT Group, một trong những nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất Đông Nam Á. Công ty GFT hiện có năm cơ sở sản xuất ở miền bắc Việt Nam, sử dụng hơn 15.000 công nhân.
Nếu thị trường tiêu dùng ở Mỹ có thể bị giảm vì mức thuế mới, lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ có thể giảm. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến công nhân Việt Nam.
Người Đà Lạt Xưa
April 3, 2025
Nhận xét