THAM KHẢO VỀ VỊN VƯƠNG

PHẠM NHẬT VƯỢNG – QUÂN CỜ CỦA TRUNG NAM HẢI






Lê Thanh Tùng
Quan sát từ Washington DC
HNNCBCĐ



mọi bàn cờ chiến lược, luôn có những quân cờ được đánh bóng lên như biểu tượng, được truyền thông tung hô như cứu tinh, và được dựng đứng như “niềm tự hào dân tộc”. Nhưng hãy coi chừng – bởi đôi khi, quân cờ ấy không mang màu cờ dân tộc, mà chỉ là công cụ trong tay kẻ khác. Phạm Nhật Vượng là một ví dụ điển hình: một quân cờ sáng bóng trên truyền thông Việt, nhưng ẩn sau là dấu ấn rõ rệt của Trung Nam Hải.
Từ đại mộng VinFast đến đại nạn VinSpeed
Còn nhớ năm 2022, Phạm Nhật Vượng oai phong bước chân vào thị trường Mỹ với dự án VinFast – tự ví mình là Elon Musk châu Á, tay trắng lập nghiệp, giờ đưa xe điện Việt đi chinh phục thế giới. Thế nhưng, đời không như mơ. Khi Tổng thống Donald J. Trump siết chặt thuế quan với Trung Quốc, toàn bộ chuỗi cung ứng linh kiện giá rẻ mà VinFast phụ thuộc lập tức vỡ vụn. Xe không ra được thị trường. Cổ phiếu rớt thảm. Nhà máy thành mô hình trưng bày. VinFast rút khỏi châu Âu, rút khỏi Mỹ, trở thành cái xác biết đi của một giấc mơ ăn theo Trung Cộng.
Nhưng thay vì cúi đầu nhận thất bại và tái cấu trúc bằng con đường kinh doanh thực chất, Vượng quay về – không phải để đầu tư – mà để “xin”. Và lần này, ông không xin ít. Ông xin cả một tuyến đường sắt cao tốc chạy dọc Việt Nam – xin vốn, xin đất, xin chính sách, xin độc quyền, xin miễn thuế – và xin luôn 99 năm khai thác. Dự án đó có tên: VinSpeed.
VinSpeed – không phải dự án, mà là vòi bạch tuộc
Theo đề xuất gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, VinSpeed chỉ bỏ ra 20% vốn đầu tư. 80% còn lại – tức khoảng 1,25 triệu tỷ đồng – sẽ do ngân sách Nhà nước chi. Thậm chí, phần giải phóng mặt bằng cũng không tính vào chi phí, tức là Nhà nước lo nốt. Không dừng lại ở đó, VinSpeed đòi:
• Miễn toàn bộ thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, linh kiện.
• Được độc quyền khai thác tuyến đường 99 năm.
• Tự quyết giá vé (60–75% giá vé máy bay).
• Được giao quyền phát triển bất động sản ven theo tuyến.
Nói thẳng ra: đây không phải là đầu tư tư nhân, mà là đầu tư bằng miệng, rút ruột ngân sách, chiếm đất công và bán lại cho dân với giá thị trường. Một kiểu “xã hội hóa” trá hình, nơi tư nhân giữ quyền, Nhà nước gánh nợ, và nhân dân… trả giá.
Trung Quốc đâu? Ngay sau lưng Vượng
Cái nguy hiểm nhất không nằm ở con số. Nó nằm ở mô hình. VinSpeed chính là bản sao nguyên mẫu của hàng loạt dự án hạ tầng mà Trung Quốc từng dùng để gài nợ tại Lào, Campuchia, Sri Lanka, Kenya, Zambia…
Bắc Kinh không bao giờ trực tiếp đứng tên. Họ để “quân cờ bản địa” đứng ra xin dự án, sau đó “hợp tác” bằng cách cung cấp tín hiệu, công nghệ, thiết bị, kỹ sư, vận hành và đào tạo. Và cuối cùng, hệ thống giao thông quốc gia của một nước bị kiểm soát từ xa – vừa công nghệ, vừa tài chính, vừa vận hành.
VinSpeed chính là con ngựa thành Troy. Vượng là người kéo dây, nhưng người nhét quân đội vào bụng ngựa là Trung Quốc. Một khi tuyến Bắc – Nam được thông qua, đừng ngạc nhiên nếu toàn bộ đoàn tàu, thiết bị, tín hiệu đều đến từ Quảng Châu, Thẩm Dương, Trịnh Châu. Lúc đó, bạn không đi tàu cao tốc, bạn đang đi trên một cỗ máy định hướng chiến lược của Bắc Kinh.
Vượng – tư bản đỏ, quân cờ kỹ thuật số
Hãy đừng nhầm lẫn Phạm Nhật Vượng với một doanh nhân kiểu Mỹ hay Nhật.
• Doanh nhân thật mang vốn đi mạo hiểm – Vượng xin vốn từ ngân sách.
• Doanh nhân thật tạo ra giá trị thị trường – Vượng tạo ra giá trị truyền thông.
• Doanh nhân thật chịu rủi ro – Vượng đẩy rủi ro cho nhà nước.
• Doanh nhân thật trả giá nếu thất bại – Vượng xin tiếp dự án lớn hơn.
Phạm Nhật Vượng không phải Elon Musk. Ông là sản phẩm lai tạo giữa thể chế cộng sản và mô hình tư bản hoang dã kiểu Trung Quốc. Một “tư bản đỏ”, một “sản phẩm lỗi nhưng được bảo kê”, một quân cờ sáng loáng – được dựng lên để dọn đường cho ảnh hưởng Trung Cộng thâm nhập sâu hơn vào kết cấu hạ tầng quốc gia Việt Nam.
Từ VinFast đến VinSpeed – từ tham vọng đến mưu đồ
VinFast thất bại vì không thể sống thiếu Trung Quốc trong môi trường Trump siết cổ Bắc Kinh. VinSpeed xuất hiện như một cứu cánh – nhưng thực chất lại là một cuộc hồi sinh của ảnh hưởng Trung Hoa dưới vỏ bọc quốc doanh tư nhân.
Nếu Quốc hội thông qua đề xuất của VinSpeed, thì Cát Linh – Hà Đông sẽ chỉ là trailer. Bộ phim chính mang tên “Đường Sắt Bắc Nam – Tàu làm, Việt gánh, Tàu thu.” Và người đứng giữa, không ai khác, là quân cờ đẹp trai được truyền thông thần thánh hóa – Phạm Nhật Vượng.
Một đất nước nếu không nhận ra ai đang đi quân hộ cho kẻ thù, thì sẽ sớm thấy mình nằm trên đường ray, chờ một đoàn tàu cao tốc chạy ngang qua… mang theo lá cờ đỏ năm sao.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này