NAM HÀN VÀ NAM TÀU
FB. Hoa Mai Nguyên
Năm ấy, ở tận xứ sở Nam Hàn, ngày nọ có một sắc chỉ ban ra: “Từ rằm tháng Bảy này, trẫm sẽ rút ngân khố, phát mỗi đầu dân 150 nghìn đồng tiền để dân xài chơi, kích thích mua sắm, hồi sinh kinh tế. Còn ai nghèo khổ, cô đơn, sống tuốt núi thì phát thêm nữa, khỏi ngại.”
Dân Nam Hàn nghe tin, ai cũng phấn khởi. Cụ bà ngoài chợ đang bán Kim Chi hò reo:
— Ôi dào ôi! Nhà nước thương dân như con đẻ!
Còn anh taxi cười móm mém:
— Đúng là chính sách lấy dân làm gốc.
Thế rồi, ở bên kia bờ Cái Ao, nơi xứ sở Nam Tàu, cũng có lệnh “phát”, nhưng đọc xong ai nấy tái mét: “Từ nay, điện tăng giá gấp rưỡi, hóa đơn gửi đến từng nhà. Nước, xăng dầu, thuế phí cũng tăng theo. Dân nhớ thanh toán đầy đủ, không được cãi.”
Dân Nam Tàu nghe xong, mặt cắt không còn giọt máu. Cụ bà bán rau muống ngoài chợ ôm ngực:
— Trời đất quỷ thần ơi, phát gì mà ác dữ vậy!
Anh xe ôm vội dúi đầu vào xe, lẩm bẩm:
— Ở xứ mình, Nhà nước lấy dân làm cây rút tiền rồi!
Dân Nam Hàn thì tíu tít ra siêu thị mua sắm, ăn chơi, xả láng để “kích cầu”. Dân Nam Tàu thì lom khom đếm từng đồng xu, bấm bụng tắt quạt, tắt đèn, ráng nhịn ăn để trả hóa đơn.
Bấy giờ, có người ghé tai nhau đúc kết:
— Ở Nam Hàn, Nhà nước lấy dân làm gốc, lo dân no rồi mới lo ngân khố.
— Còn ở xứ Nam Tàu, Nhà nước lấy dân làm cái cây rút tiền, hút đến cạn lá mới thôi.
Ai nghe xong cũng chỉ biết cười méo xệch.
Và câu chuyện ấy được lưu truyền trong dân gian như một bài học để đời: “Một nơi phát tiền, dân vui như Tết. Một nơi phát hóa đơn, dân kêu như cha chết!”
Nhận xét