Cuộc đảo chính âm thầm của 

ngành Công an


              Tên côn đồ côn an Tô Thịt Bò đổi thể chế cs thành côn an trị.

Từ phải qua: Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.
Từ phải qua: Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang. (RFA edited)




Trung Khang 
     RFA




Âm thầm nhưng ráo riết, ngành Công an đang từng bước vươn vòi bạch tuộc tới các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và nhà nước, cứ đà này toàn bộ bộ máy chính trị sẽ nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng công an.

Nếu không gặp bất cứ sự phản kháng nào, thì đây sẽ trở thành cuộc đảo chính cung đình ngoạn mục trong nền chính trị Việt Nam.

Từ chiếm cơ quan Trung ương

Quá trình thâu tóm các cơ quan trung ương của ngành công an có thể được lột tả một cách sinh động qua đường quan lộ của Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc.

Tháng 6 năm 2024, trong lúc thông tin về tình hình sức khỏe của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đang là đề tài thu hút dư luận, ông Nguyễn Duy Ngọc, được đưa vào vị trí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, một vị trí quan trọng với chức năng làm trung tâm thông tin tổng hợp cho lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, và điều hối hoạt động của các cơ quan quan trọng nhất của đảng Cộng sản.

Một tuần sau khi ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, ông Ngọc tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng. Một cơ quan quyền lực khác, với chức năng sắp xếp nhân sự cấp cao trong Đảng.

Tại Hội nghị Trung ương diễn ra vào tháng 1 năm 2025, ông Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm vào hai vị trí quyền lực khác gồm ủy viên Bộ Chính trị, và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chỉ trong vòng vỏn vẹn 6 tháng, vị tướng công an 60 tuổi đã từ một thứ trưởng Bộ Công an, rồi trở thành ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Một kỷ lục vô tiền khoáng hậu.

Không chỉ ông Ngọc, những người gốc công an khác cũng đã được đưa vào các cơ quan kể trên để củng cố vai trò của ngành này.

Cụ thể, tại Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực nhất của toàn bộ hệ thống chính trị, ngành công an đang chiếm 7 trên tổng số 16 ghế. Ở ban bí thư ngành này cũng nắm 5 ghế trên tổng số 12 ủy viên.

Với việc Tổng Bí thư Tô Lâm là người đứng đầu cả Bộ Chính trị và Ban Bí thư này. Cộngvới việc ông Nguyễn Duy Ngọc hiện nắm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm điều tra nội bộ, và công cụ chính trong cuộc chiến chống tham nhũng. Và tất nhiên cả ông Lương Tam Quang, một đồng minh thân cận khác của ông Tô Lâm, giữ chức Bộ trưởng Công an.

Ngành công an hiện đã nắm trong tay các cơ quan đầu não của Đảng.

Đến kiểm soát các tỉnh

Một số công an khác cũng về nắm chủ tịch hay bí thư các tỉnh, các huyện, xã… rất là nhiều không đếm xuể, không nhớ được.

- Ông Nguyễn Doãn Tú, cựu Đại úy Công an

Kể từ khi ông Tô Lâm loại hàng loạt đối thủ, rời chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an để lên chức Chủ tịch nước và nắm giữ quyền lực cao nhất với vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có hàng loạt nhân sự công an được điều động bổ nhiệm giữ những chức vụ lãnh đạo ở các tỉnh, thành phố.

“Trong năm 2024, rồi đầu năm 2025, đưa công an về nắm tất cả các chức vụ trong chính quyền. Như ông Vũ Hồng Văn, giám đốc công an Đồng Nai, về làm bí thư Đồng Nai. Một số công an khác cũng về nắm chủ tịch hay bí thư các tỉnh, các huyện, xã… rất là nhiều không đếm xuể, không nhớ được.”- Ông Nguyễn Doãn Tú, cựu Đại úy Công an nói với RFA.

Mới nhất có thể kể đến là trường hợp ông Vũ Hồng Văn, người gốc Hưng Yên cùng với ông Tô Lâm, được giao giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai từ ngày 25/1/2025.

Trước đó vài ngày, một nhân sự công an khác là ông Quản Minh Cường hôm 19/1/2025 đã được giao giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Ông Cường cũng gốc Hưng Yên cùng với ông Tô Lâm, là Cử nhân Cảnh sát, từng trải qua các nhiệm vụ ở Bộ Công an.

Cũng trong thời gian ông Tô Lâm vừa nắm giữ quyền lực tối cao, đã có rất nhiều quan chức công an được giao giữ vị trí quan trong tại Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh thành. Đơn cử như Đại tá công an Phan Huy Ngọc, được giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang vào ngày 30/12/2024.

Và Thiếu tướng Công an Lê Ngọc Châu được chọn làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vào tháng 9 năm 2024.

Không phải khi ông Tô Lâm nắm quyền thì lực lượng công an mới lấn sân bộ máy quản lý nhà nước. Trước đây nhiều năm, nhận sự công an cũng đã ‘âm thầm’ len lõi khắp nơi.

Như việc giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - Võ Trọng Hải, được cho giữ chức chủ tịch UBND Hà Tĩnh vào năm 2021. Hay Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông - Hồ Văn Mười - được cho giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh này vào ngày 30/06/2021.

Một trường hợp nữa là Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam được đưa đến Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Hà Nam, kể từ ngày 15/7/2023.

------------------------

Cấp giấy phép lái xe: miếng bánh béo bở của Bộ Công an

Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, Tô Lâm kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng trước Đại hội 14

Nghị định 168 làm giàu cho cảnh sát giao thông?

Nghị Định 168, 176: Khi công an viết luật

Tinh giản ngành công an, không công khai quân số có minh bạch?

Ông Tô Lâm từng bước gạt bỏ di sản của ông Nguyễn Phú Trọng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này