DÂN CHỦ VÀ
PHI DÂN CHỦ
Nguyên Anh
Thời gian gần
đây rất nhiều người không ưa thích cộng sản đã trở thành những nhân vật đối
kháng với đảng csVN, họ thường cho mình rằng mình chính là chính nghĩa, theo đó
cần phải lật đổ đảng csVN để đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân
Việt Nam, nhưng nhiều khi những tổ chức, cá nhân đó lại không hiểu thế nào là
dân chủ tuyệt đối.
Cứ nhìn vào
những tên tự xưng là nguyên thủ nước Việt Nam tại hải ngoại, chúng tự cho mình
là ‘tổng thống’, ‘thủ tướng’, ‘bộ trưởng’ này nọ với những danh xưng thùng rỗng
kêu to, chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ thấy rằng nếu người dân tin theo lời bọn
chúng lật đổ đảng cs và rước bọn chúng về thì còn tệ hại hơn đảng cs khi chúng
sẽ dựng nên một đế chế độc tài phát xít.
Rồi đến những
cá nhân tự cho mình là người tranh đấu cho Việt Nam, thế nhưng dù chưa là cái
gì cả cũng tự cao tự đại, tự huyễn hoặc mình là một nhân vật VIP, cần phải được
trọng vọng, tôn kính, đi đến đâu cũng được nghênh tiếp, đón chào theo lễ nghi cần
thiết. Những con người tự cao này thường cho ý kiến của mình là quan trọng, là
tuyệt đối, họ không cần phải lắng nghe
ai, cứ như mình là ông vua, bà chúa, ý của mình là ý trời cho nên không quy tụ
được lòng người tin theo, bởi những người tiếp xúc đều thấy nếu làm cách mạng
thành công, xóa sổ được đảng csVN thì họ cũng sẽ trở nên những kẻ độc tài duy ý
chí không khác gì cộng sản khi thời gian chưa thành công đã như vậy thì khi có
quyền lực trong tay thì ý ta là ý trời, nghe ta thì sống, chống ta thì chết… ;
thực tế cho thấy những phong trào của những con người này thường chết yểu, sống
không lâu, nếu còn hiện hữu thì cũng yếu ớt khó lòng được người dân tin theo…
Làm cách mạng
cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật
như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau
đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân
chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người
dân chủ.
Con người
dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là
ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người
đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái
quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người và cho ra những quyết định có
thể dẫn tới sai lầm và di họa cho tổ chức của mình. Khi đã xây dựng được cái
tinh thần dân chủ tập thể đó thì những cá nhân sinh hoạt trong đó sẽ trở thành
những nhân tố dân chủ hạt nhân, chính những hạt nhân này sẽ đem tinh thần, cấu
trúc làm việc của mình nhân rộng ra toàn xã hội, từ đó mới có thể nói là xây dựng
được nền móng dân chủ sơ khai cho Việt Nam, theo đó, khi hình thành một nhà nước
dân chủ theo đúng tinh thần sơ khai lúc ban đầu thì đất nước đó sẽ trở thành một
đất nước dân chủ đúng nghĩa, người dân có quyền đề cử những ứng viên đại diện
cho mình và bầu cho họ thông qua lá phiếu, làm tốt thì bầu cho tiếp tục còn làm
dở thì người dân lôi đầu xuống qua lá phiếu phủ quyết. Đó chính là một xã hội
dân chủ thật sự.
Còn nói về tự
do, tôi không nói đến thứ tự do trong chuồng súc vật mang tên nước CHXHCN Việt
Nam mà tôi đang nói đến thứ tự do tư duy, ngôn luận của những con người tranh đấu.
Khi nói mình tranh đấu cho tự do cho người dân Việt Nam thì chính mình phải chấp
nhận sự khác biệt, dù sự khác biệt đó có đem lại cho mình sự khó chịu, dù những
chỉ trích đó làm cho mình sự bất đồng ý kiến, nhưng chính mình cũng phải xem
xét lại, nhìn lại mình một cách nghiêm túc để xem rằng những ý kiến chỉ trích
đó đúng hay sai, nếu họ nói đúng thì mình cần phải sửa lại con người, đường lối
hành động của mình theo tinh thần cầu tiến, tự xét thì mới hoàn thiện được nhân
cách, tư cách của mình trong con đường mà minh đã chọn, không thể nói mình
tranh đấu cho tự do, trong đó bao gồm tư duy, ngôn luận, tính ngưỡng, tôn giáo,
giới tính…; mà lại bỏ lơ không nghe, không tiếp thu ý kiến trái chiều, bởi vì nếu
làm như vậy thì chính bản thân những con người đó cũng không khác gì bọn cộng sản
VN, cũng phi dân chủ, tự do và nhân quyền.
Cuối cùng
tôi đặt ra một vấn đề cho giới dân chủ như sau:
- Nếu cách mạng
Việt Nam không đến từ lá Cờ Vàng của VNCH, mà nó lại được dựng lên dưới một lá
cờ khác của một quân nhân, hay một nông dân trong nước và hiệu triệu được lòng
người đứng lên lật đổ đảng cộng sản, xây dựng nên một quốc gia dân chủ, thế thì
khi đó những người đang tranh đấu dưới là Cờ Vàng có thể hô hào rằng VN phải
dùng lá cờ Vàng Ba Sọc đỏ hay không?
Xin thưa, nếu
những người cách mạng thành công, những Govbachev VN đó nếu là những con người
dân chủ thật sự thì họ sẽ trưng cầu dân ý, đưa ra biểu tượng, lá cờ của mình,
lá cờ đã làm cách mạng thành công và lá Cờ Vàng. Người quyết định VN đi theo thể
chế nào, lá cờ nào không phải là vài triệu con người VN đang sinh sống tại nước
ngoài mà là 100 triệu con người đang sinh sống, học tập và làm việc trong nước,
khi lá phiếu quá bán 51% bình chọn thì người dân VN sẽ hành động đi theo đường
lối đắc cử.
Đó chính là
dân chủ, điều bắt buộc để hình thành nên một nhà nước dân chủ, một xã hội dân
chủ mà những con người tranh đấu cho dân chủ thật sự bắt buộc phải đi theo. Còn
những kẻ nào vỗ ngực xưng tên, hội đoàn này, tổ chức nọ mà không đồng ý với những
quan điểm căn bản trên thì chỉ là những kẻ ngụy dân chủ, ngụy đấu tranh mà
thôi.
Nhận xét